Khoa học lên tiếng: Đăng quá nhiều status mỗi ngày là do không kiểm soát cảm xúc, có thể bị tâm thần

Posted by: admin Category: Tâm Sự Giới Tính Comments: 0 Post Date: 21/11/2019

Khoa học lên tiếng: Đăng quá nhiều status mỗi ngày là do không kiểm soát cảm xúc, có thể bị tâm thần

(HayVn.Net) – Phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, đăng tải liên tục các status “thông báo” trạng thái mới của bản thân thì lại là dấu hiệu của việc không kiểm soát được cảm xúc chứ chẳng hề tốt đẹp như nhiều người vẫn tưởng có thể gây bệnh tâm thần

Nhiều người chọn cách đăng tải status hay hình ảnh “selfie” lên mạng xã hội để giải toả stress và cầu cứu lời quan tâm, ủng hộ của cư dân mạng. Thế nhưng không phải lúc nào họ cũng nhận được điều mà mình kì vọng bởi mạng xã hội như con dао 2 lưỡi, nó giúp họ giải toả được stress trước mắt nhưng lại mang đến cho họ mầm “bệnh” không kiểm soát được cảm xúc do bị chi phối bởi những ý kiến trái chiều trên thế giới ảo.

Đăng tải quá nhiều là dấu hiệu của cảm xúc bất ổn

Rất nhiều người tìm đến mạng xã hội như là một nơi để trút bầu tâm sự và thoải mái thể hiện cảm xúc của mình. Bài đăng của họ có thể mang tính tích cực yêu đời nhưng cũng có thể ẩn chứa những cảm xúc tiêu cực, chán chường. Một ngày họ có thể đăng hàng tá những status buồn vui vu vơ bởi “sớm nắng, chiều mưa, trưa lại nồm”, lúc mỗi một cảm xúc, một tính cách khác nhau y như những người “đa nhân cách”.

Việc phụ thuộc vào mạng xã hội quá nhiều chỉ bởi một lý do duy nhất: Họ đang cầu cứu sự quan tâm của những người bạn ảo, hi vọng có được sự đồng cảm bởi nếu thể hiện cảm xúc ra ngoài thì chỉ 5 – 10 người biết, nhưng đem nó lên mạng xã hội thì có cả hàng trăm, hàng nghìn người theo dõi.

Loading...

Càng chia sẻ nhiều trạng thái trên mạng xã hội thì càng mất kiểm soát cảm xúc. (Ảnh minh hoạ)

Cảm xúc càng bất ổn, càng khó kiểm soát thì người ta lại càng thích đưa nó lên mạng xã hội, để ở chế độ công khai và chờ đợi những “con mồi” mắc bẫy vào khuyên răn, cổ vũ, chúc mừng.

Sử dụng mạng xã hội giúp cho họ nhận được nhiều mặt tích cực trong việc thay đổi cảm xúc hơn bình thường, nhưng việc đăng tải quá nhiều trạng thái trong một ngày thì lại là dấu hiệu cho việc rối loạn, không kiểm soát được cảm xúc. Nghe thì vô lý nhưng lại cực kỳ hợp lý!

Mạng xã hội là con dао 2 lưỡi: Tích cực có, tiêu cực cũng không thiếu

Có những người dành trọn niềm tin cho mạng xã hội và coi nó như một nơi ẩn giấu của chính mình, muốn đăng gì thì đăng, muốn chia sẻ gì thì chỉ cần một cú “click” chuột, còn đâu mọi thứ cứ để cho số phận “ảo” an bài. Thế nhưng ít ai hiểu được tầm quan trọng cũng như mặt tích cực, tiêu cực mà mạng xã hội mang lại.

Nghe thì có vẻ là thừa thãi vì phải đến tuổi trưởng thành mới được sở hữu một “account” trên mạng, tức là họ đã có sự chín chắn trong suy nghĩ và hành động, biết được cái gì đúng, cái gì sai trước khi đưa ra phát ngôn. Thế nhưng khi đã quá chìm đắm vào “cơn nghiện” mạng xã hội thì nhiều người lại quên lí trí và hành động theo bản năng là đăng tải mọi thứ lên thế giới ảo.

Đіệɴ thoại dường như trở thành vật bất ly thân cho những ai muốn được thể hiện cảm xúc trên mạng xã hội. (Ảnh minh hoạ)

Tích cực là khi nó có thể giải quyết mọi khúc mắc cũng như giúp cho những người đang ở bờ vực của “rối Լоạɴ” trở nên bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc hơn. Nhưng tiêu cực thì càng làm cho mọi chuyện trở nên rối rắm hơn, khiến con người bị xoay vòng trong một mớ cảm xúc hỗn độn khi nhận được quá nhiều ý kiến trái chiều.

Việc đăng tải trên mạng xã hội đã là dấu hiệu của cảm xúc bị bất ổn, nhưng khi nhận được quá nhiều luồng dư luận trong một ngày thì chắc chắn sẽ còn khiến cho tinh thần ngày càng suy sụp và phương hướng hơn. Mạng xã hội chỉ thực sự tốt khi con người biết điều tiết chính cảm xúc của mình cũng như hành vi đam mê phải được giảm đi đáng kể. Chưa thay đổi được bản thân ở ngoài đời thực thì vẫn sẽ còn bị “ám bệnh” trên mạng xã hội dài dài.

Sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi như trở thành thói quen của con người. (Ảnh minh hoạ)

Phụ thuộc vào mạng xã hội, nhiều người không biết mình đang mắc “bệnh”

Ở trên mạng xã hội, người ta có thể phát ngôn bất cứ điều gì mà họ muốn nên không một ai biết rằng đó là dấu hiệu của bệnh không kiểm soát cảm xúc. Vui đăng ảnh, buồn đăng status, thất vọng “mượn gió bẻ măng” chia sẻ chuyện người khác, và còn ti tỉ cách để họ thể hiện cảm xúc trên mạng xã hội.

Thế nhưng quá chìm đắm vào thế giới ảo này khiến họ quên cách bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, tất cả mọi chuyện hỉ nộ ái ố đều được thể hiện qua màn hình và trên bàn phím máy tính. Không kiểm soát được cảm xúc cũng không hẳn là một căn bệnh, nhưng nó đều diễn ra hầu hết đối với tất cả những người đang sử dụng mạng xã hội.

Ngoài Facebook, con người có vô vàn lựa chọn các trang mạng khác để thể hiện cảm xúc cho nhiều đṓі tượng khác nhau. (Ảnh minh hoạ)

Có người thì sẽ tin, nhưng cũng có rất nhiều người cố tình không muốn tin rằng mình đang mắc phải căn bệnh không kiểm soát được cảm xúc. Bởi làm gì có ai muốn tự nhận mình bị bệnh đâu, nhưng cách mà họ đăng tải nhiều dòng trạng thái với các cung bậc cảm xúc khác nhau trên mạng xã hội đã gián tiếp tự “tố cáo” chính bản thân mình.

Thế nhưng có một sự thật khá kì lạ là những người không bộc lộ cảm xúc bao giờ thường được khuyên sử dụng mạng xã hội để học cách biểu lộ nó ra bằng một con đường khác. Cho đến khi họ thực sự quen với cách bộc lộ cảm xúc này thì lại trở nên không kiểm soát được hành vi đăng tải lên mạng xã hội quá nhiều của mình.

Kiểm soát được cảm xúc ở ngoài thì cũng nên học cách kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội. (Ảnh minh hoạ)

Cảnh giác bị lừа khi kết bạn qua mạng xã hội

Không ai ngăn cảm hay cấm đoán việc sử dụng mạng xã hội nhưng một khi để nó chi phối cả con người thì quả thực nên lưu tâm về vấn đề “đáng báo động” này. Không kiểm soát được cảm xúc là một căn “bệnh” có thể chữa khỏi được nếu như biết cách tiết chế, điều hoà suy nghĩ. Đâu phải việc gì cũng cần phải thể hiện qua mạng xã hội thì mới giải quyết được êm xuôi cảm xúc đang hỗn độn phải không nào.

Loading...