Đàn ông có thể “nhịn’ không quan hệ trong thời gian tối đa bao lâu?
Nếu 2 giới phải thi đấu về sức chịu đựng “cuộc sống thiếu yêu” thì phái nam bao giờ cũng thua.
Đàn ông luôn “bại trận” trong cuộc đấu “nhịn yêu” Sinh lý khác nhau giữa nam và nữ quyết định rất nhiều tới cảm xúc và sức khỏe của họ nếu không may buộc phải “cai” vì lí do nào đó.
Các nhà tình yêu học cho rằng, do đặc điểm về mặt sinh lý, thời gian phụ nữ có thể nhịn “ấy” lâu hơn nhiều so với đàn ông. Nam giới chỉ có thể “chờ” trung bình là ba tuần, nhưng phụ nữ lại có thể “chịu” được đến hai tháng! Tất nhiên, việc nhịn của mỗi người, cả nam lẫn nữ đều không tương đồng nhau, tùy thuộc vào sức khỏe, nhu cầu mỗi cá nhân.
Khi quá ngưỡng chịu đựng, đàn ông cũng thể hiện “khó chịu ra mặt” hơn hẳn phụ nữ. Một người đàn ông có sức khỏe tốt và sinh lý bình thường, sau khoảng ba tuần “đói”, sẽ cảm thấy bực bội, cáu kỉnh, không hài lòng với mọi thứ, khó tính trong mọi chuyện, dễ giận dữ. Trong khi đó, phụ nữ bị “bỏ đói” vài tháng, sẽ dễ rơi vào trạng thái dễ xúc động, buồn đó vui đó, khó cân bằng cảm xúc.
Sau một thời gian “tắc hàng”, cơ thể đàn ông sẽ tự “giải phóng” theo nguyên tắc “bể đầy quá sẽ tràn” bằng cơ chế mộng tờ inh. Nhưng mọi việc chẳng đơn giản như vậy. Dù hàng hóa đã được đưa ra khỏi “kho”, nhưng tâm lý của chàng vẫn còn bị ức chế, chứ không được cảm giác thoải mái như việc chinh chiến đúng nghĩa.
Phụ nữ thường có xúc cảm mới thực sự đánh thức được bản năng. Những yếu tố thúc đẩy bản năng của phụ nữ diễn ra chậm hơn nam giới. Sự chậm ấy cũng giúp phụ nữ có khả năng nhịn lâu hơn, vì “lửa” của họ không cháy bùng khiến chủ nhân “chịu không nổi” như nam giới, mà âm ỉ, nhẹ nhàng.
Như vậy, không phải “đàn ông không quen nhịn”, mà chỉ là nhịn kém hơn phụ nữ. Một người đàn ông “no đủ” ở nhà, ra đường cũng ít tơ tưởng bậy bạ hơn so với người đàn ông bị “bỏ đói”. Còn gì bằng khi người vợ có thể cùng chồng tạo ra nhịp sinh hoạt đều đặn để cả hai không phải nhịn. Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do như vợ trong thai kỳ, đau ốm, bận rộn… khiến chồng phải nhịn quá lâu. Làm sao để cải thiện tình hình?
Trước hết, cần xác định tinh thần “cố gắng tốt nhất trong mức có thể”. “Đói” cũng có nhiều mức độ. Nếu người trong cuộc nhìn nhận mức độ quan trọng của đời sống gối chăn, hãy cố gắng để bạn đời “đỡ đói”, chứ đừng để “đói hẳn”. Khi thiếu bữa chính, hãy bổ sung cho nhau bằng những bữa phụ với các món “nhẹ” bằng những “hành vi” như nắm tay, hôn, ôm ấp để “cơn đói” đỡ cồn cào ruột gan.
Làm sao để đạt được chuyện đó lý tưởng?
Nghiên cứu năm 2009 trên 3.282 cặp nam và nữ ở 10 quốc gia của châu Á để tìm ra định nghĩa về “chuyện đó lý tưởng”, tác giả Rosie King cho thấy có 5 yếu tố chính tạo nên chuyện đó lý tưởng.
Các yếu tố lần lượt là độ cứng của súng ống, khả năng duy trì độ cứng, tần suất, thời gian kéo dài của mỗi lần và việc đạt đỉnh điểm cảm xúc.
“Độ cương cứng của súng ống” và “khả năng duy trì độ cứng” khi chiến đấu là hai yếu tố được quan tâm nhiều nhất với tỷ lệ 53%. Vấn đề “tần suất” không phải điều các đôi bạn mong muốn mà chính là chất lượng của cuộc chiến.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, mối quan hệ sẽ trở nên thăng hoa, đạt kết quả mỹ mãn khi nam và nữ có mối quan hệ thân thiện, dựa trên tình cảm, cần có thời gian làm nóng. Người bạn phải đạt yêu cầu chất lượng cảm xúc, khả năng duy trì cuộc chiến càng lâu càng tốt.
Khi kết thúc, người nữ có khuynh hướng được sự chia sẻ, động viên và âu yếm. Nam giới luôn mong ước súng ống của mình cứng hơn, duy trì lâu hơn để đáp ứng và làm hạnh phúc người bạn cùa mình.
Theo truyền thống của châu Á, người phụ nữ thường cam chịu, đóng vai trò thụ động trong cuộc chiến đấu. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy, nhu cầu cải thiện chất lượng khi giao ban không chỉ có ở nam giới mà tỷ lệ ở nữ giới lại cao hơn nam giới.
Tóm lại, ‘ấy’ lý tưởng chỉ có khi mối quan hệ tình cảm giữa nam và nữ, đi cùng một nhịp điệu. Đặc biệt vấn đề độ cứng của súng đóng vai trò quan trọng.
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu về khảo sát đặc điểm bệnh nhân rối loạn súng, 84% nam bị rối loạn có bị ảnh hưởng về mặc tâm lý. Các bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin, mặc cảm, trầm cảm và sợ chiến đấu. Rối loạn không chỉ là vấn đề riêng của nam giới mà ảnh hưởng đến người bạn đời, đồng thời làm giảm chất lượng sống của các cặp vợ chồng.