Khai quật mộ Lưu Bị phát hiện bí mật che giấu suốt 2000 năm về thân thế Triệu Tử Long
Triệu Vân, tên tự là Tử Long ( 1 trong Ngũ hổ tướng), người vùng Thường Sơn, là danh tướng xuất sắc thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán.
Dựa trên một số chi tiết trong Tam Quốc và các sử liệu khác, có giả thuyết chấn động cho rằng: Danh tướng Thục Hán Triệu Tử Long chính là một… “nữ tướng”.
Từ một di chỉ khảo cổ lạ lùng
Vào cuối năm 1999, một đội khảo cổ của chính phủ Trung Quốc đã khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện một số lượng lớn các văn vật cuối đời nhà Hán. Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là những ghi chép của hoàng đế Lưu Bị. Từ những ghi chép này người ta đã khám phá ra một bí mật suốt 2000 năm nay vẫn chưa được biết đến. Đó là danh tướng Tam Quốc Triệu Vân thực chất là… gái giả trai.
Những ghi chép của Lưu Bị cho thấy ông ta đã nhiều lần bàn bạc với Gia Cát Lượng về danh phận của cô gái mang tên Triệu Vân. Điều đáng tiếc là vì nhiều lý do khác nhau, chỉ có một bộ phận bản ghi chép này được công bố. Đáng tiếc hơn nữa, trong những nội dung được công bố đó, lại không có nội dung mang bí mật rất quan trọng này.
Triệu Vân là gái hay trai? Đến nay vẫn nằm trong vòng bí mật, khi không có những bằng chứng cụ thể. Thế nhưng điều này buộc người ta phải suy nghĩ và tìm hiểu lại đối với những sự việc đã diễn ra. Thực tế, nếu đọc kỹ những ghi chép trong sử sách, thì ngay trong câu chuyện về thời Tam Quốc có thể chỉ ra rất nhiều điểm đáng ngờ về giới tính thật của hổ tướng Triệu Vân. Chúng tôi tạm đưa ra dưới đây một số điểm còn tồn nghi. Tất nhiên, thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Sự thật lịch sử vẫn còn trông chờ vào những chứng cứ xác thực hơn.
Những tình tiết chứng tỏ Triệu Vân có bóng dáng của một “nữ nhi”
Triệu Vân trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông: “Cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt“.
Võ thần Triệu Tử Long. (Ảnh: Vnexpress)
Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Cùng với những nghi vấn dưới đây đã khiến chúng ta phải có một cái nhìn khác về vị danh tướng này.
Đẹp trai khác thường
Triệu Vân ngoài 20 tuổi đã bắt đầu theo Lưu Bị chinh chiến sa trường. Tuy nhiên, suốt 18 năm rong ruổi, từ Giới Kiều tới dốc Trường Bản, và sau đó là những lần cùng Lưu Bị, Gia Cát Lượng tới Đông Ngô, nhưng Triệu Vân luôn “trẻ trung đẹp đẽ, mặt trắng, không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác”. Điều này có phần khác lạ so với một người đàn ông hay một vị tướng uy vũ bất kỳ thời đó.
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, hình tượng này quả là đặc biệt. (Ảnh: Shidai8)
Chúng ta cũng chưa từng một lần thấy miêu tả rằng nhân vật này vuốt râu như Lưu Bị, Khổng Minh, Trương Phi, Vân Trường, Hoàng Trung, Tào Tháo, Tôn Quyền…
Tào Tháo chỉ muốn bắt sống Triệu Vân chứ quyết không giết
Cũng trong trận Đương Dương – Trường Bản đó, Tam Quốc diễn nghĩa mô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Ông tả xung hữu đột vào đám quân Tào, giế.t không biết bao nhiêu là kể. Tháo nói: “Thực là hổ tướng, ta nên bắt sống lấy.” Liền sai ngươi tế ngựa đi truyền báo cho các nơi rằng: “Triệu Vân đi đến đâu, không ai được tỉa lén, chỉ cốt bắt sống thôi“. Nhờ lệnh ấy, Triệu Vân thoát được nạn. Và đó chính là một điểm nghi vấn!
Tào Tháo đã hạ lệnh “không được tỉa tên” mà chỉ muốn “bắt sống Triệu Vân”. Xét theo tính cách Tào Tháo, dù được xem là trọng hiền tài, nhưng ngay cả văn tài như Thẩm Bối, Trần Cung, kể cả “chiến thần” Lữ Bố cũng bị Tháo gi. ế t thẳng tay không gì luyến tiếc. Điều gì khiến Triệu Vân trở thành ngoại lệ?
Chúng ta đều biết đến khả năng nhìn người bậc thầy của Tào Tháo. Điển hình là việc ông phát hiện ra Tư Mã Ý có tướng Lang cố: “…Đầu sói có thể quay nhìn trước sau, tiến có thể ᴛấп сôпɡ, lui có thể ẩn”… Tào Tháo nhìn ra Tư Mã Ý có dấu hiệu của sự phản trắc, gian hiểm và khó lường.
Tào Tháo đã có thể nhìn ra Tư Mã Ý, thì chẳng lẽ một Triệu Vân võ dũng lại không thể nhìn ra?
Quả nhiên sau này cha con Ý làm phản, C. ư ớ p ngôi nhà Nguỵ, sáng lập nhà Tây Tấn. Tào Tháo cũng có một sở thích khá quái đản là thích vợ của… kẻ thù, do đó có khả năng cảm nhận mỹ nhân rất tinh tế. Nên rất có thể Tào Tháo đã nhìn ra được sự thật về chiến tướng Triệu Vân, có bóng dáng của một ‘đoá hồng’ và đã ra lệnh “không được gi. ế t”, chỉ được “bắt sống”.
Triệu Vân không muốn kết hôn
Khi được giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm. Phạm có người chị dâu ở góa 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân, song Vân kiên quyết cự tuyệt, khiến Triệu Phạm trở mặt với Lưu Bị, còn vị phu nhân kia thì xấυ hổ vô cùng.
Chỉ có Triệu Vân là được giao nhiệm vụ bảo vệ “Hoàng thất” của Lưu Bị
Có quan điểm cho rằng, Lưu Bị và Gia Cát Lượng biết rõ việc Triệu Vân “nữ cải nam trang”, cho nên Lưu mới thu xếp để Vân “bảo vệ vợ con” cho mình. Vì nhiệm vụ bảo vệ đàn bà trẻ nhỏ không chỉ là dùng võ lực và trí tuệ của một nam nhân thông thường, mà còn cần sự tinh tế nhạy bén, thậm chí là phải vô cùng khéo léo trong cách đối nhân xử thế, xử trí những tình huống mà một người đàn ông bình thường khó mà có thể làm được.
Luôn được giao “việc nhỏ”, “việc phụ” chứ không phải “việc chính”, “việc lớn”
Một thực tế được ghi nhận, đó là Triệu Tử Long có bản lĩnh cao cường, trung thành với Lưu Bị và lập được nhiều chiến công. Tuy nhiên, mặc dù được mệnh danh là một trong “ngũ hổ thượng tướng” của Thục Hán. Nhưng Triệu Tử Long hiếm khi được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trao trọng trách thống lĩnh ba quân, mà chỉ theo chân Lưu Bị “như một vệ sĩ riêng”.
Nếu nói Triệu Vân không được nắm quyền lớn do thiếu tín nhiệm, thì không hợp lý so với việc Lưu Bị trao sự an toàn của cả Hoàng thất vào tay Triệu Vân. Nếu cho rằng Triệu Vân không có tài trí mưu lược, thì trái ngược với tuyên bố của Lưu Bị rằng: “Toàn thân Triệu Vân đều là can đảm”.
Như vậy, việc Triệu Vân không được trọng dụng trong lực lượng Thục Hán chỉ có thể giải thích rằng Lưu Bị không muốn để tướng yêu của mình phải quá mạo hiểm nơi chiến trường khi mà sự sống và cái không qua khỏi không ai đoán trước được.
Trong “ngũ hổ thượng tướng”, Triệu Vân luôn là ‘vai phụ’
Khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân đứng dưới 4 người đó. Tại sao lại thế? Có phải vì Lưu Bị nghĩ rằng “phận nữ” thì không nên xếp ngang hàng với “đàn ông”, dù có lập nhiều chiến công đến mấy.
Tam Quốc là thời đại của đàn ông. Ngay cả như Điêu Thuyền, một đại mỹ nhân nghìn năm khó thấy, khi lập được đại công tiêu diệt liên minh Đổng Trác – Lữ Bố mà cũng không hề được phong tước gì. Một vị chiến tướng “gái giả trai” lại càng khó có cơ hội được danh chính ngôn thuận lên đứng cùng hàng ngũ với “tứ hổ thượng tướng” kia cũng là điều dễ hiểu.
Năm 229, Triệu Vân bị bệnh ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Mãi tới năm 260, Lưu Thiện mới truy phong cho các tướng đã quá cố, thì 4 vị Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung đều được truy tặng tước hầu, chỉ có Triệu Vân không ở trong số đó.
Đại tướng quân Khương Duy và một số tướng lĩnh tỏ ra bất bình với Lưu Thiện về việc này, đề nghị phải truy phong cho ông. Sang năm 261, Lưu Thiện mới truy phong ông làm “Thuận Bình hầu”. Điều đáng nói chính là ngay cả khi cha mình (Lưu Bị) không qua khỏi rồi mà Lưu Thiện cũng không thể tuỳ ý phong hầu cho Triệu Vân, vị “ân nhân” mà đã 2 xả thân cứu mạng mình để có được ngày hôm nay. Có lẽ ông cũng biết Triệu Vân chính là một người phụ nữ.
Bản năng của người phụ nữ
Cuộc đời vị ấu chúa A Đẩu đã 2 lần nguy hiểm, một khi dở trận Trường Bản, 2 là khi theo mẹ kế (Tôn Thượng Hương) về Đông Ngô. Cả 2 lần đó đều là Triệu Tử Long tới cứu.
Lần đầu tiên đó, trong khi các tướng khác thì coi trọng “đại sự” hơn nên không ai nghĩ ra là sẽ đi cứu A Đẩu. Ấy vậy mà Tử Long thì lại khác, với cái nhìn tinh tế của một “người phụ nữ”, thì việc chú ý tới trẻ nhỏ là chuyện rất bình thường. Đó là chưa kể khi tả xung hữu đột giữa vòng vây quân Tào, bằng một cách nào đó, Triệu Vân luôn mang lại sự bình yên nhất định cho ấu chúa. Con trai Lưu Bị ngủ say ngon lành giữa trận kịch chiến với gươm đao, máu lửa khốc liệt. Nếu không có bản năng của một người phụ nữ, liệu Triệu Vân có thể nâng niu ấu chúa kỳ diệu đến vậy?
Triệu Vân cũng hiểu được tình cốt nhục và nỗi đau khi phải con. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, Triệu Vân đã dám rút Gươm ra chỉ về phía Tôn phu nhân, ép cô phải giao lại A Đẩu cho mình và Trương Phi. Quả là nếu không phải là một người phụ nữ biết cương biết nhu đúng lúc thì khó mà có thể xử lý thành công được những chuyện ‘tưởng nhỏ’ nhưng cực kỳ nhạy cảm thế này.
Triệu vân luôn ‘nằm ở giữa’
Ở đây chúng ta cũng có thể thấy Triệu Vân ‘ở giữa’ trong “ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán, là “mệnh thổ”, còn 4 vị trí xung quanh (4 vị tướng) tương ứng với Thuỷ – Mộc – Hoả – Kim.
Mà thổ là đất, tượng trưng cho ‘mẹ’, chỉ những thứ sinh sôi nảy nở đều từ nơi này ra. Là ‘trung tâm’ (như Trái Đất vậy) không phải là Mặt trời (dương, đại biểu cho nam nhi). Và ngũ hành tương sinh thì Hoả sinh Thổ, như mặt trời chiếu rọi xuống cho cỏ cây hoa lá sinh sôi nảy nở từ mặt đất. Với Mặt trời là “trời tròn”, còn mặt đất là “đất vuông” (như sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt vậy).
Nếu Triệu Vân giả gái là thật thì cũng không có gì quá bất thường
Có người sẽ hỏi, còn việc Triệu Vân đã lấy vợ và có con thì sao? Thực ra cũng hoàn toàn có thể giải thích được nếu như “cô” đích thực là con gái. Vì Triệu Vân có thể vẫn lấy vợ, kể cho vợ nghe về thân phận thực sự của mình, rồi nhận con nuôi để che mắt thiên hạ. Mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, nếu giả thuyết thú vị về thân thế Triệu Vân được chứng thực, thì danh tướng này có thể được so sánh với thánh nữ Jeanne d’Arc – anh hùng dân tộc Pháp.
Và đó cũng không phải là trường hợp “nữ giả trai” duy nhất trong lịch sử. Trong lịch sử Trung Quốc có Chung Ly Xuân là phận nữ nhưng thích đóng giả trai để đi học võ luyện Gươm như đàn ông, đã từng tới hỏi học binh pháp ở thầy Qυỷ Cốc Tử rồi sau này đi theo bảo vệ cho Tôn Tẫn. Cô cũng đã từng cứu mạng vua nước Tề khi bị thích khách là cao thủ võ lâm tới ám hại và đặc biệt là luôn “một lòng” với Tôn Tẫn.
Một nhân vật khác cũng giả trai nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa chính là Chúc Anh Đài. Câu chuyện tình bi thương giữa Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài cũng đã đi vào trong sử sách.
Thời Bắc Nguỵ cũng có một một cô gái nữa, tên Hoa Mộc Lan, mồ côi mẹ, sống cùng cha là Hoa Hồ. Từ nhỏ, cô đã thích tập võ, chơi đánh trận. Năm Hoa Mộc Lan 18 tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâm phạm biên cảnh, quân tình khẩn cấp, toàn dân Bắc Nguỵ lên đường ra trận. Hoa Mộc Lan không muốn cha già cực khổ, lén chuốc rượu cha, âm thầm lên đường giả trai tòng quân. Đây cũng là một hình tượng về một cô gái giả trai nổi tiếng.
Cả ba Chúc A. n h Đài, Chung Ly Xuân và Hoa Mộc Lan đều rất xinh đẹp, không khác gì miêu tả về vẻ đẹp của Tử Long. Chúc A. n h Đài yêu Lương Sơn Bá, và Chung Ly Xuân yêu Tôn Tẫn, nhưng cả 2 cặp đôi ấy không thể đến được với nhau. Trong thời đại phong kiến, họ đều buộc phải “nữ cải nam trang”, sử dụng thân phận nam giới để né tránh sự bài xích của xã hội. Nếu đây là sự thật, thì sẽ là một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của thời Tam Quốc nói riêng và lịch sử Trung Hoa nói chung, cho tới ngày nay sẽ khiến nhiều người phải cảm thán…