20 thói quen “rước” ung thư vào nhà, hàng triệu người Việt vẫn vô tư mắc phải

Posted by: Lặng Thầm Category: Tâm Sự Giới Tính Comments: 0 Post Date: 22/06/2019

20 thói quen “rước” ung thư vào nhà, hàng triệu người Việt vẫn vô tư mắc phải

Những thói quen tưởng chừng rất vô hại dưới đây thực chất chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm.

1. Ăn quá nhiều đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm hỏng các tế bào, tăng nguy cơ phát triển ung thư. Nghiên cứu mới cho thấy, đường thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển khối u trong cơ thể.

2. Quan hệ tình dục trước khi tiêm phòng vắc-xin HPV: HPV (Papillomavirus) là một họ vi rút lây truyền qua đường tình dục có thể hoàn toàn vô hại, hoặc nếu thuộc 1 chủng nhất định, có thể gây ung thư. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, có hơn 40 loại HPV khác nhau có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Trong số 40 chủng này, đa số là vô hại; tuy nhiên, các chủng khác có thể gây ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm đạo và dương vật. Và sử dụng bao cao su không nhất thiết ngăn chặn sự lây lan của virus này. Vì vậy, tiêm vắc-xin HPV là biện pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm virus này.

3. Uống trà quá nóng: Uống trà xanh thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú và dạ dày. Nhưng theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống trà quá nóng thực sự có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Người ta nghĩ rằng nhiệt độ cực cao của trà có thể gây hại cho niêm mạc thực quản.

Loading...

4. Ngồi quà nhiều: Lối sống ít vận động là một trong những thói quen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy rằng, ngồi 6 giờ trở lên mỗi ngày ngoài giờ làm việc có liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng 19%, so với ngồi ít hơn 3 giờ mỗi ngày.

5. Ăn nhiều thực phẩm chế biến: Một nghiên cứu của Pháp cho thấy, tiêu thụ thực phẩm chế biến có liên quan mật thiết đến một số rối loạn sức khỏe như bệnh tim mạch cũng như ung thư.

6. Hít phải bụi gỗ: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, những người thợ cưa và thợ mộc thường xuyên hít phải nhiều bụi từ việc cắt và chà nhám gỗ có nguy cơ mắc ung thư xoang và hốc mũi cao hơn so với người bình thường.

7. Bị nhiễm một số vi khuẩn: Những điều nhỏ nhặt có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ước tính có khoảng 2 trong số 3 người trên toàn thế giới chứa vi khuẩn này. Vi khuẩn H.pylori không làm cho hầu hết những người bị nhiễm bệnh, nhưng nó là một yếu tố nguy cơ đáng kể gây viêm loét dạ dày.

8. Thường xuyên ăn thịt xông khói, xúc xích: Thường xuyên ăn các loại thịt đỏ đã qua chế biến như thịt xông khói, giăm bông và một số loại xúc xích có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư và tử vong.

9. Sử dụng nước xả vải: Nước xả làm mềm sợi vải giúp tăng mùi hương có thể chứa rất nhiều các hóa chất độc hại. Các thành phần có hại nhất được tìm thấy trong nước xả vải là: benzyl acetate (liên quan đến ung thư tuyến tụy), rượu benzyl (chất kích thích đường hô hấp trên), ethanol (liên quan đến rối loạn hệ thần kinh trung ương), limonene (một chất gây ung thư được biết đến) và chloroform (chất độc thần kinh và chất gây ung thư)…

10. Không cho con bú: Nếu bạn sắp có em bé và đang tự hỏi liệu có nên cho con bú hay không? Câu trả lời chắc chắn nên là có vì lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú đã từng cho con bú có nguy cơ tái phát ung thư thấp hơn.

11. Sử dụng một số mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân: Hãy nghiên cứu thật kỹ các thành phần có trong mỹ phảm để lựa chọn sản phẩm chăm sóc sắc đẹp an toàn và phù hợp.

12. Thói quen ăn mặn: Nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng rõ ràng rằng, một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể gây ung thư dạ dày. Các loại thực phẩm như dưa muối, thịt muối,… cũng là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Ung thư dạ dày là “kẻ giết người” lớn thứ 3 và là bệnh ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới, theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế.

13. Thường xuyên sơn móng tay: Hầu hết các chất đánh bóng thông thường có chứa formaldehyd, một chất làm cứng móng tay mà Cơ quan An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ cho biết, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Cũng ẩn trong chai sơn móng tay là chất dung môi butyl acetate và ethyl methacrylate. Tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư này cũng có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh trung ương và các vấn đề sinh sản.

14. Bạn đang dùng liệu pháp thay thế hormone: Liệu pháp thay thế hormone, hay HRT, là một loại thuốc có nhiều lợi ích cùng với một số rủi ro đáng kể, trong số đó có ung thư. Những loại thuốc này có chứa nội tiết tố nữ để thay thế cho cơ thể không còn sản xuất sau mãn kinh và thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng khó chịu phổ biến của thời kỳ mãn kinh. HRT cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các dấu hiệu loãng xương ở những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, Trung tâm Ung thư và Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung tăng lên khi tiếp tục điều trị bằng hormone.

15. Thường xuyên dùng đồ đựng thực phẩm bằng xốp: Các vật dùng này làm từ Polystyrene, chúng chứa styrene hóa học có liên quan đến ung thư, rối loạn hệ thần kinh, giảm thị lực và thính giác, suy giảm chức năng nhận thức,…

16. Thường xuyên dùng đồ nhựa: Trong khi hầu hết các sản phẩm làm từ nhựa đều an toàn, nhưng một số sản phẩm chứa BPA (bisphenol A) rất nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. BPA có thể gây ung thư ở người, cùng với một loạt các vấn đề nghiêm trọng khác dần dần tích tụ trong cơ thể. BPA là một hóa chất công nghiệp bắt chước estrogen có thể là một chất gây rối loạn nội tiết tố mạnh mẽ. Phụ nữ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bất lợi từ BPA vì estrogen có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là một nhóm dễ bị tổn thương vì chúng nhạy cảm hơn nhiều với phơi nhiễm hóa chất và tác dụng phụ của nó, ngay cả ở liều thấp hơn nhiều.

17. Thường xuyên ăn đồ nướng: Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường cho thấy, các chất gây ung thư trong khói thực sự có nhiều khả năng xâm nhập vào cơ thể qua da thay vì phổi.

18. Bạn đã từng cấy ghép vú: Cấy ghép vú có thể làm tăng nguy cơ mắc một loại ung thư hạch hiếm gặp gọi là ung thư hạch tế bào lớn anaplastic, hay ALCL. U lympho không phải là một loại ung thư vú. Chúng là một loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch của chúng ta, được gọi là tế bào lympho. Theo các nhà nghiên cứu, những phụ nữ cấy ghép vú có nguy cơ mắc ALCL cao hơn.

19. Bạn bị béo phì hoặc thừa cân: Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, việc có trọng lượng cơ thể cao hơn trung bình làm tăng nguy cơ mắc hơn một chục loại ung thư, bao gồm ung thư ruột kết, vú, tuyến giáp, thận, tụy và thực quản. Trong khi lý do chính xác vẫn chưa được biết, những người béo phì có xu hướng bị viêm cấp thấp mãn tính trong cơ thể, theo thời gian có thể gây tổn thương DNA có thể dẫn đến ung thư.

20. Thường xuyên tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm: Khói bụi, không khí ô nhiễm và các hạt hóa học trong đó có thể gây ung thư. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, một phần của Tổ chức Y tế Thế giới, báo cáo rằng ô nhiễm không khí ngoài trời có thể gây ung thư phổi và cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Loading...