Những chứng bệnh kỳ lạ biến con người trở thành “siêu nhân”

Posted by: admin Category: Độc Lạ Comments: 0 Post Date: 29/01/2019

Những chứng bệnh kỳ lạ biến con người trở thành “siêu nhân”

Những người mắc phải những hội chứng bệnh lạ này sẽ có các đặc quyền riêng không phải ai có được nhưng chúng cũng đem lại cho họ không ít những phiền phức và Nġцʏ ʜıểɱ.

Cùng điểm qua những chứng bệnh “siêu nhiên” dưới đây để hiểu hơn về nguyên lí tác động của chúng.

1. Trí nhớ siêu phàm

Hyperthymesia là một hội chứng về trí nhớ khi một người có thể nhớ một lượng thông tin rất lớn về tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình. Có khoảng 60 người trên thế giới được chẩn đoán mắc hội chứng này.

Theo đó, trí nhớ của một người mắc hội chứng Hyperthymesia giống như một cái tủ khổng lồ có hàng trăm ngăn kéo lớn nhỏ. Mỗi ngăn kéo đó là một mảng kí ức, có thể đó là một ngày bất kì xảy ra từ thời thơ ấu, một đoạn văn trong cuốn sách từng đọc qua từ vài năm trước hay một số đıệɴ thoại trong cuốn sổ danh bạ dày cộp…

Ảnh minh họa

Trang BBC từng đề cập đến trường hợp của Rebecca Sharrack – một nhà văn người Úc. Cô có thể nhớ lại là mình đã được cuốn trong một chiếc khăn màu hồng như thế nào khi mới chỉ… 7 ngày tuổi. Thậm chí, cô có thể đọc một số trích đoạn trong Harry Potter không sai từ nào.

Loading...

Tuy trí nhớ siêu phàm có thể giúp họ trong một số chuyện nhất định và khiến người khác phải ngưỡng mộ nhưng nó lại là một gánh nặng khi ngay cả những chuyện không vui hay đau buồn cũng không thể quên đi.

Mặt khác, Hyperthymesia không giúp ích được nhiều trong việc học tập hay nghiên cứu, bởi nó chỉ ghi lại những sự kiện, thông tin xảy ra trong cuộc sống như một cuốn nhật ký.

2. Không có cảm giác đau

Hội chứng không có cảm giác đau vật lý hay tên khoa học là Congenital analgesia là một hội chứng vô cùng hiếm gặp trên thế giới. Mặc dù vậy, chuyện kì lạ là có tới 40 trường hợp từng được ghi nhận đã mắc phải hội chứng này chỉ trong một ngôi làng ở Thụy Điển.

Ảnh minh họa

Nghe có vẻ thú vị và khá giống các siêu anh hùng trong những bộ phim giả tưởng nhưng trên thực tế, các chuyên gia đӓɴʜ giá đây là một hội chứng bệnh Nġцʏ ʜıểɱ. Đơn giản, khi bạn không cảm thấy đau thì các bác sỹ cũng phải “bó tay” không biết chuẩn đoán bạn đang mắc bệnh gì. Hay trong một trường hợp thiết thực hơn, bạn đi đąц гцộƫ thừa và không cảm thấy đau, đến khi khối viêm vỡ ra thì mọi chuyện đã là quá muộn để y học can thiệp.

3. Không cảm thấy lạnh

Một người Hà Lan có tên Wim Hof đã khiến cả thế giới вἁпɡ ʜоἁпɡ với khả năng chịu lạnh của mình. Trước sự chứng kiến của các nhà khoa học và các bác sỹ, anh đã ngâm mình trong đá 120 phút mà sức khỏe vẫn vô cùng bình thường. Chưa hết, anh đã từng chinh phục đỉnh Mont Blanc khi chỉ mặc quần đùi và thậm chí bơi trong một bể băng.

Ảnh minh họa

Giới khoa học đều coi đây là một hiện tượng lạ không có lời giải thích bởi từ trước đến nay vẫn chưa tìm được trường hợp tương tự. Song, với cá nhân anh Hof, anh cho rằng sức khỏe mà anh có được là do luyện tập thể thao hàng ngày chứ không hề phi thường như mọi người ca ngợi.

Mặc dù vậy, khả năng chịu lạnh của anh vẫn khiến người xem phải mắt tròn mắt dẹt và ví anh giống như một con gấu bắc cực.

4. Hội chứng bác học

Hội chứng Savant hay hội chứng bác học là để nói đến những người có khả năng thiên bẩm về một lĩnh vực nào đó và tất nhiên, khả năng này đến với họ một cách bất ngờ và ra đi cũng như chưa từng xuất hiện.

Tuy nhiên, họ lại thường bị khiếm khuyết về tâm lý hoặc rối Ł0ạɴ phát triển thần kinh. Hơn 50% người mắc hội chứng Savant bị tự kỷ nặng, một số khác nghiêm trọng hơn là bị t.ổn th.ương n.ão.

Ảnh minh họa

Hội chứng này được chia làm ba loại là Splinter Skills, Talented Savant và Prodigious Savant, trong đó dạng “bác học phi thường” (Prodigious) là dạng hiếm. Người mắc bệnh dạng Prodigious sẽ được coi là thiên tài.

Trên thế giới từng ghi nhân một vài trường học mắc hội chứng này như “cuốn từ điển sống” Kim Peek có thể đọc và nhớ tất cả hơn 12.000 cuốn sách; nhạc sĩ thiên tài người da đen Thomas Greene Bethune – có thể tái tạo lại mọi bản nhạc được nghe qua khi chỉ 4 tuổi và cuối cùng là “máy ảnh sống” Stephen Wiltshire – chỉ cần nhìn qua một cảnh cũng vẽ lại chính Xӓc đến từng chi tiết cảnh đó.

Loading...